Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp

Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho những sự cố thường gặp, bạn sẽ bình tĩnh hơn để giúp người bị nạn vượt qua những tình huống khó khăn.

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, bạn không chỉ giúp một người bị nạn giảm thiểu rủi ro mà còn có thể giúp cứu sống người.

Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng sơ cấp cứu dưới đây để bạn xử trí đúng cách khi có một ai đó gặp nạn nhé.

1. Hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Phương pháp hồi sức tim phổi là những kỹ năng sơ cấp cứu cho một người bị ngưng tim, bất tỉnh hoặc ngạt thở do đuối nước, điện giật… Khi thấy một người mũi ngừng thở và tim ngừng đập, bạn cần nhanh chóng gọi 115 rồi thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:

  • Đưa nạn nhân đến nơi mát mẻ rồi lau sạch máu hoặc đờm ở miệng.
  • Nới lỏng và cởi bỏ quần áo, thắt lưng, vòng cổ.
  • Quỳ gối đối diện nạn nhân và đặt tay lên vùng ngực của người bị nạn (tương ứng với điểm giữa 2 núm vú) và nhấn lồng ngực.
  • Bạn giữ thẳng tay và ấn lồng ngực của nạn nhân liên tục xuống khoảng 3-4 cm, sau đó nới lỏng tay ra. Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim khoảng 100 lần/phút. Với trẻ em dưới 1 tuổi, bạn dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng thực hiện ép tim hơn 100 lần/phút.
  • Sau khi nhấn lồng ngực, bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách nâng cằm nạn nhân ngửa ra sau. Một tay bạn bịt nhẹ mũi nạn nhân, còn tay kia kéo hàm dưới xuống để miệng nạn nhân mở ra.
  • Với người lớn và trẻ từ 8 tuổi trở lên, bạn hít thật sâu và thổi hai hơi liên tục vào miệng nạn nhân, mỗi phút cần thổi hơi 20 lần. Với trẻ em dưới 8 tuổi, bạn thổi một hơi, mỗi phút thực hiện thổi ngạt từ 20-30 lần.
  • Bạn chỉ nên thổi vừa phải, đủ thấy lồng ngực nhô lên trong khoảng 1 hơi/giây. Sau đó, bạn ngưng thổi và thả tay kẹp mũi để hơi thở thoát ra.
  • Bạn thực hiện ép tim 5 lần lại thổi hơi một lần cho đến khi thấy nạn nhân tỉnh lại. Sau khi bạn sơ cứu nạn nhân xong thì nên nhanh chóng đưa người đó tới bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Khi thực hiện hô hấp nhân tạo, bạn nên đặt một miếng gạc mỏng che miệng nạn nhân để tránh khỏi nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm.

Trường hợp người bị thương ở ngực và gãy xương sườn, bạn không nên thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực.

2. Cách sơ cứu người bị điện giật

Một người có thể bị điện giật do chạm vào dòng điện cao thế, tiếp xúc với dây điện bị đứt rơi xuống vũng nước, đứng chân trần trên vũng nước rồi chạm vào điện hoặc phơi quần áo ở dây điện…

Điện giật ở mức độ nặng có thể khiến nạn nhân bị bỏng, thậm chí làm mũi ngừng thở, mạch ngừng đập. Vì thế mà cách sơ cứu người khi bị điện giật là rất quan trọng với các bước dưới đây:

  • Bạn nhanh chóng tắt nguồn điện bằng cách tắt hộp cầu chì hoặc công tắc điện. Nếu bạn không thể tắt nguồn điện thì có thể đứng trên một đồ vật khô hoặc không dẫn điện như sách, báo, bảng gỗ. Sau đó, bạn gạc dây diện ra khỏi người nạn nhân bằng cách sử dụng vật không dẫn điện như gậy gỗ, tay cầm chổi bằng gỗ hoặc nhựa…
  • Sau khi bạn đã cách ly nạn nhân với nguồn điện thì nên kiểm tra người đó còn tỉnh hay đã ngất xỉu. Trường hợp nạn nhân ngất xỉu thì cần kiểm tra mũi người đó còn thở và tim còn đập hay không.
  • Nếu nạn nhân còn thở thì bạn khẩn cấp gọi số điện thoại cấp cứu 115, đồng thời luôn theo dõi nhịp tim người bị nạn, kiểm tra các vết thương, đặc biệt là vết thương ở đốt sống cổ. Nếu bạn không sơ cứu kịp thời vết thương ở cổ thì tổn thương ở bộ phận này có thể gây tê liệt.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn đặt người đó nằm nghiêng để giúp loại bỏ đờm, từ đó giúp hô hấp trở lại nhưng nếu nạn nhân ngừng thở thì bạn phải thực hiện hồi sức tim phổi càng sớm càng tốt.
  • Bạn kiểm tra vết bỏng điện. Nếu vết bỏng khiến quần áo bị dính vào da người bị nạn, bạn không được gỡ quần áo ra.

Bạn không nên dùng dầu mỡ, kem đánh răng hay đá để chườm vết bỏng hay dùng khăn mặt, khăn tắm có nhiều sợi nhỏ đắp lên vết thương. Cách sơ cứu sai lầm này sẽ làm cho lớp da bị bỏng trở nặng hơn.

3. Cách cứu người đuối nước

Đuối nước là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất mà bạn không nên cố gắng giải cứu họ nếu không có kỹ năng sơ cấp cứu và có các thiết bị hỗ trợ đi kèm.

Biểu hiện của một người bị đuối nước là sẽ vùng vẫy liên tục, miệng luôn ở trên mặt nước và không thể tự giải cứu mình. Họ cũng không thể gọi người khác giúp đỡ do thiếu oxy để thở. Nếu trong khoảng 20-60 giây mà người bị nạn không được phát hiện thì sẽ có nguy cơ chết đuối.

Khi phát hiện người bị đuối nước, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:

  • Hô hào sự trợ giúp từ những người xung quanh và gọi số điện thoại khẩn cấp 112 cũng như số điện thoại cấp cứu y tế 115 càng sớm càng tốt.
  • Nếu không biết bơi, bạn hãy mang phao cứu hộ và giữ khoảng cách với nạn nhân để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn trước.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn hãy dùng một vật dụng đủ cứng để kéo người bị nạn lên như mái chèo. Bạn cũng cần đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước đồng thời giữ mái chèo thật chặt để người đuối nước có thể nắm lấy.
  • Bạn lưu ý không nên dùng tay của mình để cứu nạn nhân. Khi nạn nhân kéo người bạn, bạn nên buông tay để bảo vệ chính mình.
  • Nếu bạn không có vật dụng gì thì hãy quăng cho nạn nhân một sợi dây hoặc một cái phao nổi để người đó nắm lấy.

Nếu bạn là một người chắc chắn về kỹ năng bơi lội của mình thì có thể bơi ra ngoài chỗ nạn nhân rồi thực hiện các bước dưới đây:

  • Mặc áo phao cứu sinh đồng thời buộc một sợi dây quanh eo trước khi ra chỗ nạn nhân. Một người sẽ đứng ở trên bờ hoặc trên một chiếc thuyền gần đó để giữ sợi dây.
  • Giữ khoảng cách với nạn nhân rồi ném phao hoặc dây về phía người bị đuối nước hoặc dùng một cây sào, mái chèo, dây thừng để tiếp cận nạn nhân.
  • Bạn không nên chạm vào người nạn nhân bị đuối nước đang hoảng loạn. Sau khi nạn nhân tiếp cận được phao nổi hoặc những vật dụng khác, bạn hãy bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh thì bạn kéo nạn nhân vào bờ an toàn và thực hiện các bước sơ cứu cơ bản. Trong thời tiết lạnh, bạn hãy cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân và che người họ bằng một tấm chăn rồi theo dõi các triệu chứng hạ thân nhiệt. Nếu nạn nhân không thở, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi.

Bệnh nhân bị đuối nước cần phải được đưa đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và thăm khám, đặc biệt là khi bị sặc nước để xem có gặp tình trạng đuối nước khô hay không.

Đuối nước khô là thuật ngữ để mô tả các trường hợp tử vong sau khi hít hoặc nuốt phải chất lỏng vào trong phổi, khiến dây thanh quản bị co thắt và đóng lại gây cản trở đường thở.

4. Cách sơ cứu khi bị bỏng

Cho dù bạn có bị bỏng vì bất kỳ nguyên nhân nào thì vết bỏng cũng có thể gây đau rát, thậm chí gây tử vong nếu bỏng nặng.

Thông thường, các loại bỏng sẽ là bỏng do hỏa hoạn, bỏng nước sôi, bỏng hóa chất, bỏng bô xe máy và bỏng dầu ăn với 3 cấp độ bỏng là bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng độ 3.

Bỏng cấp độ 1 là bỏng ngoài bề mặt, bỏng cấp độ 2 là vết bỏng làm tổn thương lớp biểu bì và chân bì. Bỏng cấp độ 3 là bỏng nặng nhất, làm tổn thương toàn bộ lớp da dưới biểu bì.

Cách sơ cứu khi bị bỏng sẽ tùy thuộc vào loại bỏng mà người bị nạn gặp phải.

  • Vết bỏng nước sôi, bỏng do hỏa hoạn và bỏng bô xe máy: Bạn hãy sơ cứu cho nạn nhân bằng cách cho vết bỏng vào nước mát và sạch, ngâm cho đến khi thấy đỡ rát trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, bạn thấm nhẹ vết bỏng bằng khăn sạch cho khô rồi dùng gạc sạch băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Vết bỏng do hóa chất: Bạn cần để vết bỏng của nạn nhân dưới vòi nước mát, chảy nhẹ trong vòng 15-20 phút. Sau đó, bạn đưa người bị nạn đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Vết bỏng dầu ăn: Bạn hãy thực hiện sơ cứu bằng cách cho vết thương vào vòi nước đang xả nhẹ hoặc chậu nước mát. Sau đó, bạn dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương cho nạn nhân và dùng gạc vô khuẩn băng lại.

Nếu vết bỏng nhỏ ở mức độ nhẹ, nạn nhân có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cách điều trị có thể là thay băng mỗi ngày và rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý, sau đó tiếp tục bôi kem trị bỏng và băng vết thương lại bằng gạc vô trùng cho đến khi da hết đỏ.

Nếu vết bỏng lớn ở mức độ trầm trọng hơn thì sau khi ngâm nước và băng gạc, bạn nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Trong quá trình sơ cứu vết bỏng, bạn chú ý không sử dụng đá và không xối nước quá mạnh kẻo sẽ làm bong da, khiến vết thương nặng hơn.

5. Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị nghẹn ở cổ họng

Một người khi bị nghẹn ở cổ họng (hóc dị vật đường thở) cần phải được cấp cứu ngay lập tức vì lúc này dị vật trong cổ họng có thể đã làm đường thở tắc nghẽn. Người lớn thường bị nghẹn do nuốt phải thức ăn, còn trẻ em dễ bị nghẹn do nuốt phải những vật nhỏ.

Nếu gặp một ai đó bị nghẹn ở cổ họng nhưng vẫn còn tỉnh táo, bạn có thể sử dụng cách cấp cứu cho người bị nghẹn theo nguyên tắc 5-5 mà hội Chữ Thập Đỏ khuyến cáo. Cách cấp cứu này là bạn dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng người bị nghẹn 5 lần (vùng giữa hai xương vai) và ấn mạnh vào bụng 5 lần (phương pháp Heimlich).

Bạn thực hiện Heimlich bằng các bước dưới đây:

  • Đứng phía sau nạn nhân, dùng tay ôm lấy phần eo của nạn nhân và để nạn nhân hơi cúi người về phía trước.
  • Nắm một tay lại và đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân theo chiều hướng lên trên.
  • Dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay đang nắm rồi ấn thật nhanh và mạnh vào bụng nạn nhân trong 5 lần.
  • Nếu vật lạ chưa rơi ra, bạn tiếp tục lặp lại các thao tác cấp cứu theo nguyên tắc 5-5.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, bạn hãy đặt nạn nhân nằm ngửa. Nếu dị vật mắc ở phía sau vòm họng hoặc mắc ở vị trí cao tại vòm họm, bạn nên cẩn thận dùng ngón tay đưa vào trong miệng và lôi dị vật ra.

Nếu nạn nhân vẫn bất tỉnh sau khi bạn lấy dị vật ra hoặc nếu dị vật vẫn mắc lại thì bạn cần thực hiện hồi sức tim phổi.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị mắc nghẹn ở cổ, bạn hãy đặt tay lên đùi và đặt trẻ nằm cúi mặt trên cánh tay của bạn rồi khum tay vỗ vào lưng trẻ 5 lần với lực đủ mạnh. Nếu không hiệu quả, bạn đặt trẻ nằm ngửa trên cánh tay, dùng 2 ngón tay đặt vào giữa xương ức của trẻ và ấn mạnh 5 lần. Bạn lặp lại quy trình vỗ lưng và ấn ngực nếu trẻ không thở trở lại và nhờ ai đó gọi cấp cứu ngay.

6. Cách sơ cứu vết thương chảy máu nhiều

Với những vết thương chảy máu nhiều, bạn cần có kỹ năng sơ cứu để tránh tình trạng mất máu làm da lạnh, nhịp tim suy yếu, gây buồn nôn, thậm chí là mất ý thức.

Bạn hãy giúp người bị chảy máu nhiều sơ cứu vết thương bằng các bước sau đây:

  • Rửa tay trước và sau khi sơ cứu vết thương chảy máu.
  • Xác định vị trí nơi chảy máu để xử lý đúng phương pháp.
  • Dùng các ngón tay ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5-10 phút để cầm máu.
  • Phủ vết thương bằng miếng gạc sạch rồi băng lại nhưng không nên băng chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông máu.
  • Nếu thấy máu còn chảy thấm qua lớp băng thì đặt thêm miếng gạc nữa nhưng không tháo lớp băng ban đầu ra.
  • Thường xuyên kiểm tra các ngón xem màu da có hồng không, nếu da các ngón tái tím và lạnh thì phải nới lỏng băng để máu lưu thông.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu sốc như xanh xao, mệt, lạnh, chảy mồ hôi thì phải chống sốc và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.

7. Kỹ năng sơ cấp cứu gãy xương

Tình trạng gãy xương nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến người bị thương tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong.

Bạn hãy tiến hành sơ cứu gãy xương theo các bước dưới đây:

  • Nếu người bị tai nạn chảy máu, bạn hãy dùng băng vô trùng, vải hoặc mảnh quần áo sạch ép chặt lên vết thương.
  • Cố gắng giữ nguyên vị trí của người bị gãy xương và không xê dịch. Nếu người đó bị gãy xương tay hoặc chân, bạn hãy cố định khu vực bị thương bằng nẹp hoặc băng vải đeo trước ngực.
  • Sau đó, bạn bỏ đá lạnh vào một miếng vải sạch và chườm vào khu vực nạn nhân bị thương trong khoảng 10 phút/lần.
  • Tinh thần người bị gãy xương có thể rất hoảng loạn, bạn nên trấn an họ và đặt họ ở tư thế thoải mái nhất để có thể nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể đắp chăn hoặc quần áo cho nạn nhân để giữ ấm.
  • Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu, bạn nhanh chóng gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu.

Trong trường hợp người bị nạn gãy xương nhưng không thở hoặc bất tỉnh thì bạn cần khẩn cấp gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện hô hấp nhân tạo.

Khi thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu, bạn nên luôn nhớ đặt sự an toàn của bản thân lên trước rồi bình tĩnh cứu giúp người bị nạn. Trong trường hợp bạn không đủ tự tin để cứu giúp nạn nhân thì có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh và chờ đợi đội ngũ y tế chuyên nghiệp đến hỗ trợ nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành chiến sĩ Xuân tình nguyện chưa bao giờ dễ đến thế!!!

🌟 Mỗi năm sắc vàng đến, là thấy Xuân trở vềRộn ràng mình đăng ký, chiến sĩ áo vàng nha! 🌻 Còn chần chừ gì mà không nhanh tay thực hiện 03 bước siêu dễ, siêu đơn giản sau để trở thành chiến sĩ mùa Xuân tình nguyện năm nay: Bước 01: Thích và theo

Ngày Chủ nhật xanh ý nghĩa của tuổi trẻ Thành phố Hồ chí Minh

Vừa qua, ngày 19/3, trong khuôn khổ Tháng thanh niên năm 2023, tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh đã đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 148 với nhiều hoạt động ý nghĩa, chung tay bảo vệ môi trường và tham gia xây dựng Thành phố có chất lượng sống

Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sôi nổi ra quân Ngày Chủ nhật xanh

QĐND – Sáng 19-3, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã ra quân tổ chức Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 148-năm 2023 gắn với việc thực hiện công trình thanh niên “Sông Sài Gòn – Con sông thành phố tôi”. Tham dự lễ ra quân có các đồng chí: Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên

Bài viết gần đây

Triển lãm trực tuyến “30 năm – Tuổi xuân tình nguyện” kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè (1994 – 2023)

Triển lãm trực tuyến “30 năm – Tuổi xuân tình nguyện” kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè (1994 – 2023), mời các bạn đoàn viên, thanh niên chiến sĩ tình nguyện vào trải nghiệm không gian triển lãm trực tuyến nhé!! Đường dẫn: https://bit.ly/30namTuoixuantinhnguyen

TPHCM ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2023

Sáng ngày 11/6/2023, tại tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố đã tổ chức Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện Hè năm 2023. Kể từ khi chiến dịch Ánh sáng

Trao nụ cười – Nhận niềm vui tại mái ấm Từ Hạnh

Với mong muốn chăm lo, lan tỏa yêu thương và sự thấu hiểu, đồng cảm của hơn 90 trẻ em mồ côi và 60 cụ già không nơi nương tựa, Đội Công tác xã hội Nhất Tâm xây dựng và trao gửi yêu thương, các món vật chất và tinh thần thông qua Chương trình

Thanh niên TPHCM sôi nổi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè

🚀HÈ ĐẾN RỒI… CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH… XUẤT PHÁT‼️‼️‼️ Từ những năm đầu Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, đã sớm phát triển thành các Chương trình Tiếp sức mùa thi, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ, Chiến dịch tình nguyện

Chiến sĩ Hành quân xanh xung kích những ngày hè tình nguyện

CHIẾN SĨ HÀNH QUÂN XANH TA RA QUÂN BƯỚC VÀO CHIẾN DỊCH NHỮNG NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN TRÁI TIM HỒNG ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN ️️🎶️🎼Mùa hè tình nguyện đã đến!️️🎶️🎼Các chiến sĩ Hành quân xanh ơi! ️️🎶️🎼Mùa hè này, một sắc xanh mới…️️🎶️🎼Mùa hè này, một không gian mới…️️🎶️🎼Mùa hè này, một trải nghiệm mới…

Sắc màu mới cùng thiếu nhi vui khỏe tại tỉnh Bạc Liêu

Với mong muốn lan tỏa những thông điệp yêu thương, mang lại môi trường học tập tốt hơn, xanh, sạch, đẹp hơn, đồng hành cùng các em thiếu nhi hiếu học nhưng chưa có nhiều điều kiện, Nhóm Tình nguyện Xanh (trực thuộc Hội LHTN Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện Chương

Ý nghĩa các hoạt động hướng về biên giới tại tỉnh Long An

Sáng ngày 29/4, Nhóm G9 Vì Nụ Cười Trẻ Thơ phối hợp cùng Bếp ăn từ thiện Hoa Từ Tâm tổ chức Chương trình Hướng về biên giới tại xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất

CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC (20/3)

Hạnh phúc được tích lũy từ những niềm vui nhỏ bé luôn ở quanh ta, hạnh phúc không thể đong đếm bằng tiền, bằng hiện vật mà hạnh phúc chính là cái đích để mỗi bản thân luôn tìm kiếm. Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki

TUYÊN DƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH TRẺ TIÊU BIỂU TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Thiết thực tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Nam bộ Kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2021); Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-BTK ngày 19/8/2021 của Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam Thành phố về việc tổ chức các hoạt động 65 năm Ngày Truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt

Tuyển tình nguyện viên đồng diễn tại Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè 2024

📢 CHÚNG TÔI CẦN, CHÚNG TÔI CẦN 📢 ❣ Cần ngay 300 chiến sĩ tình nguyện “ngoanxinhiu” tham gia đội hình đồng diễn tại Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2024 ❣ ⏰ Thời gian tập luyện và biểu diễn: Từ ngày 30/5/2024 đến ngày 02/6/2024. 📍 Địa điểm:

Nổi bật

TPHCM ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè năm 2023

Sáng ngày 11/6/2023, tại tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố đã tổ chức Lễ ra quân các chương trình, chiến dịch tình nguyện Hè năm 2023. Kể từ khi chiến dịch Ánh sáng

Trao nụ cười – Nhận niềm vui tại mái ấm Từ Hạnh

Với mong muốn chăm lo, lan tỏa yêu thương và sự thấu hiểu, đồng cảm của hơn 90 trẻ em mồ côi và 60 cụ già không nơi nương tựa, Đội Công tác xã hội Nhất Tâm xây dựng và trao gửi yêu thương, các món vật chất và tinh thần thông qua Chương trình

Thanh niên TPHCM sôi nổi các hoạt động hướng đến kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè

🚀HÈ ĐẾN RỒI… CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH… XUẤT PHÁT‼️‼️‼️ Từ những năm đầu Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, đã sớm phát triển thành các Chương trình Tiếp sức mùa thi, Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ, Chiến dịch tình nguyện

Chiến sĩ Hành quân xanh xung kích những ngày hè tình nguyện

CHIẾN SĨ HÀNH QUÂN XANH TA RA QUÂN BƯỚC VÀO CHIẾN DỊCH NHỮNG NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN TRÁI TIM HỒNG ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN ️️🎶️🎼Mùa hè tình nguyện đã đến!️️🎶️🎼Các chiến sĩ Hành quân xanh ơi! ️️🎶️🎼Mùa hè này, một sắc xanh mới…️️🎶️🎼Mùa hè này, một không gian mới…️️🎶️🎼Mùa hè này, một trải nghiệm mới…

Sắc màu mới cùng thiếu nhi vui khỏe tại tỉnh Bạc Liêu

Với mong muốn lan tỏa những thông điệp yêu thương, mang lại môi trường học tập tốt hơn, xanh, sạch, đẹp hơn, đồng hành cùng các em thiếu nhi hiếu học nhưng chưa có nhiều điều kiện, Nhóm Tình nguyện Xanh (trực thuộc Hội LHTN Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện Chương

Ý nghĩa các hoạt động hướng về biên giới tại tỉnh Long An

Sáng ngày 29/4, Nhóm G9 Vì Nụ Cười Trẻ Thơ phối hợp cùng Bếp ăn từ thiện Hoa Từ Tâm tổ chức Chương trình Hướng về biên giới tại xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất

CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC (20/3)

Hạnh phúc được tích lũy từ những niềm vui nhỏ bé luôn ở quanh ta, hạnh phúc không thể đong đếm bằng tiền, bằng hiện vật mà hạnh phúc chính là cái đích để mỗi bản thân luôn tìm kiếm. Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki

CHIẾN DỊCH XUÂN TÌNH NGUYỆN

Chiến dịch Xuân tình nguyện là hoạt động tình nguyện của sinh viên thành phố diễn ra dịp cận Tết nguyên đán hàng năm nhằm chăm lo cho trẻ em mồ côi, tật nguyền, gia đình khó khăn, người già neo đơn tại các nhà mở, mái ấm, bệnh nhân nghèo đang điều trị tại

Chúc mừng Ngày Quốc tế Những người tình nguyện 05/12

Nhân Ngày Quốc tế Những người tình nguyện, Ban Quản trị Cổng thông tin Kết nối tình nguyện TP. Hồ Chí Minh – Go Volunteer xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả những tình nguyện viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện đã và

KỸ NĂNG ĐỂ TRỞ THÀNH TÌNH NGUYỆN VIÊN QUỐC TẾ

Sẽ luôn gặp nhiều khó khăn khi làm tình nguyện viên tại những nơi hoàn toàn mới lạ và cách bạn đương đầu sẽ giúp bạn  tự nhận ra những giá trị tiềm ẩn của bản thân. Vậy tại sao chúng ta không khoác áo tình nguyện lên và đi? Bạn bè các nước chia